Chốt điều kiện hưởng lương hưu ngay khi Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 là gì?
Chốt điều kiện hưởng lương hưu ngay khi Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV, đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 1/2025/TT-BNV đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Dẫn chiếu đến đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư 1/2025/TT-BNV là cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng vũ trang và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy), bao gồm:
- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức.
Như vậy, các đối tượng nêu trên chỉ được hưởng lương hưu ngay khi Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 nếu có đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
MỚI NHẤT:
>>> Mức lương mới của cán bộ huyện luân chuyển về xã khi bỏ cấp huyện
>>> Ấn định thời điểm bãi bỏ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức
>>> Chốt Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi
>>> Chốt danh sách cán bộ công chức cấp xã không được nhận tiền nghỉ hưu trước tuổi
>>> Quy định mới nhất về cách tính hưởng chính sách nghỉ hưu theo Nghị định 178
>>> Toàn văn Thông tư 002 Sửa đổi Thông tư 01 hướng dẫn thực hiện Nghị định 178
XEM THÊM
>>> Tiền nghỉ hưu trước tuổi của Sĩ quan còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm hết hạn tuổi phục vụ
>>> Tiền nghỉ hưu trước tuổi của Sĩ quan còn trên 05 năm đến đủ 10 năm hết hạn tuổi phục vụ
>>> Tiền nghỉ hưu trước tuổi của Sĩ quan có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu
>>> Tiền nghỉ hưu trước tuổi của Sĩ quan còn đủ 05 năm trở xuống hết hạn tuổi phục vụ
>>> Tiền nghỉ hưu trước tuổi của Quân nhân chuyên nghiệp
>>> Cách tính 3 khoản tiền trợ cấp cho Sĩ quan nghỉ hưu trước tuổi
CÁC BIỂU MẪU DÙNG CHO CHÍNH SÁCH NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI, NGHỈ THÔI VIỆC, VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC CỦA NGHỊ ĐỊNH 178
Phiếu thống kê hồ sơ đề nghị hưởng chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chính sách chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Tổng hợp Danh sách đề nghị hưởng chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tải về
Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Tải về
File excel Mẫu Danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách của NĐ 178: Tải về
Tải Mẫu Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tải về
Chốt điều kiện hưởng lương hưu ngay khi Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 là gì?
Điều kiện hưởng lương hưu hiện nay là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 54, 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động năm 2025 được xác định như sau:
(1) Đối với lao động nam
- Trường hợp làm việc trong điều kiện lao động bình thường, điều kiện hưởng lương hưu là: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; đủ 61 tuổi.
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; có đủ 15 năm làm nghề; từ đủ 56 tuổi.
- Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; có đủ 15 năm làm nghề; bị suy giảm khả năng lao động từ 61%.
- Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 56 tuổi; có đủ 15 năm làm việc.
- Làm công việc khai thác than trong hầm lò: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 51 tuổi; có đủ 15 năm làm việc.
- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội.
- Người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 56 tuổi.
- Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 51 tuổi.
(2) Đối với lao động nữ
- Trường hợp làm việc trong điều kiện lao động bình thường, điều kiện hưởng lương hưu gồm: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; đủ 56 tuổi 4 tháng.
- Trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn : Có đừ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; đủ 56 tuổi 4 tháng.
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; có đủ 15 năm làm nghề; từ đủ 51 tuổi 4 tháng.
- Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; có đủ 15 năm làm nghề; bị suy giảm khả năng lao động từ 61%.
- Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 51 tuổi 4 tháng; có đủ 15 năm làm việc.
- Làm công việc khai thác than trong hầm lò: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 46 tuổi 4 tháng; có đủ 15 năm làm việc.
- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội.
- Người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 51 tuổi 4 tháng.
- Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Có đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội; từ đủ 46 tuổi 4 tháng.
Người lao động sẽ được hưởng lương hưu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của người lao động được tính theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:
Lao động nam | Lao động nữ |
- Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. - Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. - Mức hưởng tối đa là 75%. | - Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. - Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. - Mức hưởng tối đa là 75%. |
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. | Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. |
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu.











- Sĩ quan còn trên 05 năm đến đủ 10 năm hết hạn tuổi phục vụ cao nhất được tính tiền nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 ra sao tại đề xuất mới nhất?
- Ấn định thời điểm bãi bỏ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức vào thời gian nào?
- Chốt Mức tiền mới cho CBCCVC và NLĐ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại Thông tư 002, cụ thể cách tính tiền ra sao?
- Hoàn thiện danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam cần phải đảm bảo các tỉnh thành có đơn vị và diện tích như thế nào? Được bầu bao nhiêu đại biểu trong hội đồng nhân dân cấp tỉnh vùng cao?
- Cách tính tiền cho Sĩ quan có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 tại đề xuất mới nhất thế nào?