Đề xuất Bảo lưu phụ cấp chức vụ khi sáp nhập tỉnh, bỏ huyện cho cán bộ công chức viên chức có đúng không?
Đề xuất Bảo lưu phụ cấp chức vụ khi sáp nhập tỉnh, bỏ huyện cho cán bộ công chức viên chức có đúng không?
Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
>>TẢI VỀ: Dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính
Cụ thể căn cứ tại Điều 13 Dự thảo Nghị quyết có quy định như sau:
Số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm tinh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện được bố trí xuống làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới.
Số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp xã mới thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp cơ bản theo quy định.
Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã mới trong thời gian 06 tháng. Sau thời hạn bảo lưu, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo đó, tại Dự thảo Nghị quyết thì Bộ Nội vụ đã đề xuất các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức viên chức của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Trong đó có nêu rõ về việc Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mới trong thời gian 06 tháng. Sau thời hạn bảo lưu, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
Và căn cứ quy định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
Như vậy, theo Dự thảo Nghị quyết thì Bộ Nội vụ đề xuất Bảo lưu phụ cấp chức vụ khi sáp nhập tỉnh, bỏ huyện cho cán bộ công chức viên chức.
Đề xuất Bảo lưu phụ cấp chức vụ khi sáp nhập tỉnh, bỏ huyện cho cán bộ công chức viên chức có đúng không? (Hình từ Internet)
Số lượng cán bộ công chức cấp xã hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được tính theo loại đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể như sau:
a) Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;
b) Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số, diện tích tự nhiên lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để tính số lượng công chức ở cấp xã tăng thêm như sau:
a) Phường thuộc quận cứ tăng thêm đủ 1/3 (một phần ba) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức. Các đơn vị hành chính cấp xã còn lại cứ tăng thêm đủ 1/2 (một phần hai) mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức;
b) Ngoài việc tăng thêm công chức theo quy mô dân số quy định tại điểm a khoản này thì đơn vị hành chính cấp xã cứ tăng thêm đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên được tăng thêm 01 công chức.
...
Như vậy, số lượng cán bộ công chức cấp xã hiện nay như sau:
- Đối với phường: Loại 1 là 23 người; loại 2 là 21 người; loại 3 là 19 người;
- Đối với xã, thị trấn: Loại 1 là 22 người; loại 2 là 20 người; loại 3 là 18 người.
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
2. Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.
Theo đó, tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã được quy định như sau:
- Đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
- Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn theo quy định còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.











- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?
- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?
- Lời chúc ngày 6 4 ngắn gọn, ý nghĩa và hay nhất, cụ thể ra sao? Công ty có phải thưởng cho người lao động vào ngày này không?
- Toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ cấp xã đến Trung ương theo chức vụ lãnh đạo chuyển xếp lương thế nào?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Đối tượng được hưởng mức lương hưu tối đa khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 là ai?