Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 là mẫu nào?
- Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 là mẫu nào?
- CBCCVC nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được hưởng những chế độ gì?
- Cách tính tiền Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 cho CBCCVC và người lao động như thế nào?
- Toàn bộ 5 đối tượng nhận tiền Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 gồm những ai?
Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 là mẫu nào?
Hiện nay, Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được thực hiện theo Biểu số 3B ban hành kèm theo Công văn 444/BHXH-TCCB năm 2025, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tại đây
MỚI NHẤT:
>>> Xác định 03 đối tượng Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng lương hưu ngay theo Nghị định 178
>>> Bảng tra cứu thời điểm nghỉ hưu theo tháng sinh năm sinh mới nhất 2025
>>> Chốt điều kiện hưởng lương hưu ngay khi Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178
>>> Thay đổi cách tính lương hưu từ 1/7/2025
>>> Nghỉ hưu trước tuổi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
>>> Cán bộ công chức cấp xã sẽ thuộc biên chế của tỉnh, TP trực thuộc trung ương
>>> Không còn phân biệt cán bộ công chức cấp xã với các cấp tỉnh, Trung ương
>>> Tổ chức sát hạch sàng lọc công chức theo vị trí việc làm
>>> Tinh giản cán bộ công chức cấp xã không đủ tiêu chuẩn của vị trí việc làm
CÁC BIỂU MẪU DÙNG CHO CHÍNH SÁCH NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI, NGHỈ THÔI VIỆC, VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC CỦA NGHỊ ĐỊNH 178
Phiếu thống kê hồ sơ đề nghị hưởng chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chính sách chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Tổng hợp Danh sách đề nghị hưởng chính sách của NĐ 178: Tải về
Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Tải về
File excel Mẫu Danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách của NĐ 178: Tải về
Tải Mẫu Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tại đây
Xem thêm:
Mẫu Danh sách đề nghị hưởng chính sách Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 là mẫu nào?
CBCCVC nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được hưởng những chế độ gì?
Theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 và khoản 10 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, CBCCVC nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 được hưởng những chế độ sau:
- Được hưởng trợ cấp thôi việc
- Được trợ cấp tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc.
- Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Được trợ cấp tiền để tìm việc làm (áp dụng cho cán bộ, công chức)
- Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (áp dụng cho viên chức)
Cách tính tiền Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 cho CBCCVC và người lao động như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 1/2025/TT-BNV, trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, CBCCVC và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng đồng thời 3 khoản trợ cấp sau:
1. Trợ cấp thôi việc:
- Nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,8 x Thời gian tính trợ cấp thôi việc
- Nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,4 x Thời gian tính trợ cấp thôi việc
2. Trợ cấp cho thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
3. Trợ cấp tìm việc làm:
- Đối với CBCC, CBCC lãnh đạo, quản lý và CBCC cấp xã: Được nhận trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm, theo công thức:
Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 3
- Đối với viên chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và người làm việc theo chế độ HĐLĐ theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ HĐLĐ: Được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH).
Ngoài những khoản trợ cấp nêu trên, CBCCVC và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Toàn bộ 5 đối tượng nhận tiền Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 gồm những ai?
Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, bổ sung thêm một số đối tượng được nhận tiền nghỉ thôi việc theo Nghị định 178, cụ thể như sau:
Tại Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP có quy định:
9. Sửa đổi, bổ sung tên gọi và đề dẫn của Điều 9 như sau:
“Điều 9. Chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và người làm việc tại các hội quy định tại điểm a, điểm b, điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này
Cán bộ, công chức có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b Nghị định này, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ như sau:”.
10. Sửa đổi, bổ sung tên gọi và đề dẫn của Điều 10 như sau:
"Điều 10. Chính sách nghỉ thôi việc đối với viên chức và người lao động quy định tại điểm a, điểm c và điểm g khoản 1 Điều 2 Nghị định này
Viên chức và người lao động có tuổi đời từ đủ 02 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi quy định tại Điều 7, Điều 7a, Điều 7b Nghị định này, nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng các chế độ như sau:”.
Như vậy, toàn bộ 5 đối tượng nhận tiền Nghỉ thôi việc theo Nghị định 178, bao gồm:
- Công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, có nguyện vọng nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếp số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.











- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?
- Toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ cấp xã đến Trung ương theo chức vụ lãnh đạo chuyển xếp lương thế nào?
- Sửa đổi Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với nhóm cán bộ công chức cấp xã do chịu tác động trực tiếp của sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy thì ngân sách lấy chi trả chế độ từ đâu?
- Tinh giản biên chế: Chốt toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc, đối tượng tự nguyện nghỉ việc theo Công văn 1767 khi sắp xếp tổ chức bộ máy là ai?
- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi: Ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi đối với CCVC và người lao động đáp ứng điều kiện nào theo Công văn 1767?