Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178: Mức hưởng lương hưu từ 45% đến 75% khi nghỉ hưu trước tuổi có đúng không?
Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178: Mức hưởng lương hưu từ 45% đến 75% khi nghỉ hưu trước tuổi có đúng không?
>> Chính thức chốt đối tượng phải nghỉ việc theo Công văn 1767 khi sắp xếp tổ chức bộ máy
>> Nghị định 67 về tinh giản biên chế: Chốt toàn bộ đối tượng áp dụng là những ai?
>> Bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương chiếm 70% tổng quỹ lương
Xem thêm:
>> Tổng hợp các ngày lễ trong tháng 4 2025
>> Tạm dừng bầu các chức danh cán bộ cấp xã
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP quy định:
Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy
Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ như sau:
...
2. Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:
a) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
...
b) Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
...
c) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
...
Theo đó, Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 về chính sách nghỉ hưu trước tuổi tuy nhiên vẫn không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Căn cứ tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
...
Theo đó, mức lương hưu hằng tháng khi đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau:
- Đối với lao động nữ: mức hưởng lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
- Đối với lao động nam: mức hưởng lương hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, mức hưởng lương hưu hằng tháng khi nghỉ hưu trước tuổi vẫn không thay đổi là từ 45% đến 75% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Tải Mẫu Đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: Tại đây.
Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178: Mức hưởng lương hưu từ 45% đến 75% khi nghỉ hưu trước tuổi có đúng không?
Chính sách tăng lương hưu theo Luật mới thế nào?
Theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Theo đó, đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì việc điều chỉnh tăng lương hưu cũng được thực hiện theo như quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó từ 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực việc điều chỉnh tăng lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Người lao động nghỉ hưu trước 1995 có mức lương hưu thấp được điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Về mức tăng lương hưu sẽ được Chính phủ quy định cụ thể.
Xuất cảnh trái phép có bị tạm dừng hưởng lương hưu không?
Theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
c) Khi không xác minh được thông tin người thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
b) Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng văn bản;
c) Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
...
Theo đó người đang hưởng lương hưu mà xuất cảnh trái phép sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.











- Cán bộ công chức cấp xã thuộc biên chế của tỉnh, TP trực thuộc trung ương theo đề xuất tại Dự thảo Luật Cán bộ công chức sửa đổi, cụ thể ra sao?
- Sửa đổi Luật Cán bộ công chức: Không phân biệt cán bộ công chức cấp xã với các cấp khác theo đề xuất mới, cụ thể quy định thế nào?
- Quyết định tăng lương cơ bản trong bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương hay bằng mức lương hiện tại?
- Luật Cán bộ công chức sửa đổi: Sát hạch sàng lọc công chức theo vị trí việc làm trong đề xuất mới, cụ thể thế nào?
- Danh sách tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh theo Công văn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành được triển khai thực hiện trong Đề án, Tờ trình khi nào áp dụng trong thực tế? Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh ra sao?